Vài vấn đề liên quan Cuộc_nổi_dậy_Cao_Bá_Quát

Tuy thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương và cái chết của Cao Bá Quát cũng đã gây được một tiếng vang lớn, và đã làm xúc động nhiều người. Vì vậy, có nhiều giả thuyết và giai thoại liên quan đến cuộc đời ông.

Về vai trò & động cơ

Về vai trò Cao Bá Quát trong cuộc khởi nghĩa Minh Lương, hiện tồn tại hai ý kiến:

  • Một, ông chính là người khởi xướng. Theo ý này có Vũ Khiêu, Nguyễn Phan Quang,...
  • Hai, ông chỉ là người đi theo (hoặc được mời) rồi cùng tham gia lãnh đạo. Theo ý này có Trần Trọng Kim, Nguyễn Lộc, Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, Phạm Thế Ngũ[13], Nguyễn Anh,...

Một vấn đề nữa, đó là:

Có người cho rằng Cao Bá Quát nổi dậy không phải vì thương dân mà chỉ vì bất mãn cá nhân, trong số này có sử gia Trần Trọng Kim. Ông viết:

Cao Bá Quát có tiếng là người văn học giỏi ở Bắc Kỳ, mà cứ bị quan trên đè nén, cho nên bức chí, bỏ quan về đi dạy học, rồi theo bọn ấy (Lê Duy Cự) xưng là quốc sư để dấy loạn ở vùng Sơn TâyHà Nội[14].

Có người lại cho rằng ông làm loạn là do bất mãn vì địa vị (quan điểm của sử gia nhà Nguyễn), là do ông có tính tình ngỗ ngược, hay chửi đời, bị nhiều người ghét (quan điểm của Cao Bá Nhạ trong Trần tình văn) [15], của nhà văn Trúc Khê (trong Cao Bá Quát danh nhân truyện ký), là do ông bị ám ảnh "cái mộng đế vương" (không rõ tác giả, tập san Bách Khoa số 142, ra ngày 15 tháng 12 năm 1962 tại Sài Gòn).

Có người lại cho rằng Cao Bá Quát không có ý "làm phản", mà chỉ là người bị Tổng Đốc Nguyễn Bá Nghi vu cáo, vì hiềm riêng. Trong số này có Kiều Oánh Mậu, Phạm Văn Sơn[16].

Quan điểm của GS. Vũ Khiêu:

Chỉ có thể hiểu Cao Bá Quát và đánh giá đúng tư tưởng và hành động của ông trên cơ sở phân tích nguồn gốc xã hội và diễn biến trong cuộc đời ông. Cao bá Quát là một trí thức xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo. Những cảnh đói rét khổ cực ở khắp nơi hàng ngày day dứt ông làm cho ông phải luôn suy nghĩ mong tìm ra cách giải quyết. Chế độ phong kiến hà khắc, vua quan ngày một tỏ ra bất tài và nguy cơ mất nước cho phương Tây đã khiến ông căm ghét triều đình nhà Nguyễn. Từ chỗ phê phán và phản kháng nó (điều này rất dễ thấy trong thơ văn ông), ông đã tiến tới nổi dậy đánh đổ nó...Đây cũng phải là sự "nổi loạn", mà chính là sự phản kháng bắt nguồn từ phẩm chất của ông.Thập tải luân giao cầu cổ kiếm,Nhất sinh đê thủ bái hoa maiCó nghĩa:Mười năm bàn đạo giao du, khó như tìm gươm cổ,Một đời ta chỉ cúi đầu sùng bái hoa mai.Hai câu đối rất được truyền tụng này của Cao Bá Quát đã phản ánh đầy đủ tinh thần phản kháng của ông. Chúng vừa nói lên khí phách anh hùng, quyết tâm đứng lên trừ bạo cứu dân, vừa bộc lộ một tâm hồn trong sạch thanh cao, đẹp như hoa mai trắng.[17]

Về một số giai thoại

Có người vì mến phục chí khí Cao Bá Quát, mà phao lên rằng trong nhà ngục, ông có làm cặp đối: Một chiếc cùm lim chân có đế/ Ba vòng xích sắt bước còn vương. Hoặc trước khi thụ án, họ Cao còn ngâm: Ba hồi trống giục mồ cha kiếp/ Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời.

Cũng có người phao lên rằng khi họ Cao bị giải về Hà Nội, vì muốn cứu ông, mà ai đó đã đem một người tù phạm có nét mặt giống ông để thay vào, rồi đưa ông lên Lạng Sơn, giả làm nhà sư để lánh nạn.

Lại có người cho rằng ông không bị hành hình ở khu vực Hàng Hành (Hà Nội) ngày nay, mà là ông bị chém chết ở làng Phú Thị với hai con (Bá Phùng, Bá Thông) và nhiều quyến thuộc [18].

Trước khi soạn quyển Thơ văn Cao Bá Quát (xuất bản năm 1984), nhóm tác giả (trong đó có GS. Vũ Khiêu), đã về làng Phú Thị, đến phủ Quốc Oai và vùng đất Mỹ Lương. Mặc dù, sau cuộc khởi nghĩa, cả dòng họ ông bị quan quân săn đuổi, Văn thơ ông bị thiêu hủy và cấm tàng trữ...nhưng qua những gì còn sót cũng đủ để GS. Vũ Khiêu kết luận rằng:

Những câu chuyện trên đây đều không có căn cứ, vì đã được dựng lên do những tình cảm khác nhau của người ta đối với ông mà thôi.Cao Bá Quát tử trận là điều có thật, đúng như sử nhà Nguyễn đã chép. Và không phải ngẫu nhiên mà triều đình nhà Nguyễn đã khen thưởng và thăng chức cai đội cho Đinh Thế Phong, người đã bắn chết ông[19].